Công nghệ Bluetooth hiện đang là vua của giao tiếp không dây tầm ngắn. Nó dường như có mặt ở khắp mọi nơi, từ các thiết bị đeo cá nhân như tracker thể dục, đồng hồ thông minh, tai nghe…
Nhưng có vẻ như Bluetooth vẫn không phải là phương tiện truyền dẫn tốt nhất? Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, San Diego ở Mỹ đã phát triển một phương pháp truyền dẫn không dây mới nhanh hơn so với công nghệ không dây hiện có bằng cách sử dụng chính cơ thể con người để gửi dữ liệu giữa các thiết bị.
Hệ thống là những cuộn dây PVC quấn quanh tay để tạo ra từ trường, hoạt động như các thiết bị cấy ghép không dây hay MRI nhưng sử dụng ít năng lượng hơn nhiều.
Theo các nhà khoa học, phương pháp mới của họ được gọi là “giao tiếp từ trường cơ thể người”. Kỹ thuật này sử dụng cơ thể như một phương tiện để cung cấp năng lượng từ trường giữa các thiết bị điện tử đeo trên người. Với nguyên mẫu đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng những cuộn dây PVC quấn quanh tay để tạo ra từ trường cho phép truyền dẫn dữ liệu giữa nhiều thành phần cơ thể.
Phương pháp mới này được cho là có hiệu năng, tính bảo mật cao hơn Bluetooth rất nhiều. Ngoài ra, do truyền dữ liệu thông qua từ trường tự nhiên của cơ thể người thay vì truyền qua không khí nên lượng tiêu thụ điện năng sẽ thấp hơn hẳn. Trong khi các thiết bị Bluetooth truyền dữ liệu thông qua tín hiệu radio, bức xạ điện từ nên nó sẽ chỉ hiệu quả khi không bị chặn bởi một thiết bị nào khác, chẳng hạn như chính cơ thể người. Có vẻ lạ lùng nhưng chính xác là bởi cơ thể chúng ta cản trở dữ liệu, tạo chướng ngại vật và kết quả là đường truyền bị gián đoạn và chỉ có thể khắc phục được bằng cách tăng cường sức mạnh của thiết bị, ở đây chính là việc sử dụng điện năng nhiều hơn.
Về cơ bản, hệ thống này hoạt động như các thiết bị cấy ghép không dây hay MRI nhưng sử dụng ít năng lượng hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu cho biết, tỷ lệ thất thoát đường dẫn bởi vật cản (path los) khi sử dụng giao tiếp bằng từ trường cơ thể người thấp hơn 10 triệu lần so với tín hiệu radio của Bluetooth.
Trong một tuyên bố của mình, Patrick Mercier, tác giả chính của nghiên cứu khẳng định: “Kỹ thuật này đạt được tỷ lệ tổn thất đường truyền thấp nhất trong số bất kỳ hệ thống thông tin liên lạc không dây nào đã được chứng minh cho đến nay. Nó cho phép chúng ta xây dựng các thiết bị đeo tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều”.
Về những lo ngại ảnh hưởng đến cơ thể người, nhóm nghiên cứu cho biết, các hệ thống truyền dữ liệu sẽ sử dụng năng lượng cực thấp, thấp hơn cả những máy quét MRI và các thiết bị cấy ghép không dây, từ trường đi qua cơ thể một cách tự do và vô hại thông qua các mô sinh học.
Một lợi thế khác của công nghệ này là tính bảo mật. Trong khi Bluetooth hay các thiết bị truyền dẫn thông tin khác truyền dữ liệu trong vòng bán kính vài mét (điều đó có nghĩa những người ở trong phạm vi phát tín hiệu đều có thể can thiệp vào dữ liệu), thì từ trường cơ thể có thể ngăn chặn bất kỳ loại thiết bị nghe lén nào, như phần lớn các tín hiệu gửi đến cơ thể bạn. Thông tin không phải là bức xạ cơ thể, nó cũng không thể truyền từ người này sang người khác.
Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà phương pháp này sẽ không phù hợp cho việc gửi dữ liệu từ các thiết bị đeo đến các tiện ích từ xa (chẳng hạn như loa âm thanh hoặc một máy tính). Với một số ứng dụng cá nhân, giới hạn này thực sự là một sự tích cực. “Tăng tính bảo mật là mong muốn đương nhiên khi bạn đang sử dụng các thiết bị đeo để truyền tải thông tin về sức khỏe của bạn”, Jiwoong Park, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói.
Các nhà nghiên cứu vừa trình diễn hệ thống này tại Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 37 của Cộng đồng Kỹ thuật Y học và Sinh học Xã hội IEEE tại Milan, Ý.
" alt=""/>Công nghệ không dây mới hiệu quả gấp... 10 triệu lần BluetoothTrên Android, Google hỗ trợ bạn đặt mật khẩu cho màn hình khóa bằng hai giải pháp: Mật khẩu số (PIN code) hoặc mật khẩu dạng chuỗi hình vẽ dích dắc (pattern). Tuy nhiên, theo một nghiên cứugần đây, người dùng Android thường có thói quen sử dụng các pattern rất dễ đoán khiến họ có nguy cơ trở thành "mồi ngon" của kẻ xấu.
Để đảm bảo an toàn, khi thiết lập mật khẩu số trên Android, bạn nên chọn những dãy số dài (Android hỗ trợ tạo mật khẩu bằng chuỗi 16 số) thay vì chỉ chọn con số tối thiểu là 4 chữ số. Với chuỗi hình dích dắc, bạn cũng nên tạo các hình vẽ phức tạp, sử dụng các đường chéo... Bằng cách này, nguy cơ thiết bị của bạn bị hacker tấn công sẽ giảm đi đáng kể.
Trên iOS, bạn cũng có thể thiết lập các mật khẩu phức tạp cho iPhone, iPad của mình bằng cách vào mục Settings>General>Passcode, sau đó vô hiệu hóa Simple Passcode. Lúc này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập một mật khẩu dài hơn, phức tạp hơn.
Nếu iPhone, iPad của bạn được trang bị cảm biến vân tay Touch ID (iPhone từ thế hệ 5S trở đi, iPad Air 2 và iPad mini 3 là các máy hỗ trợ Touch ID), hãy tận dụng tính năng này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thiết bị của bạn. Trong phiên bản Android sắp tới - Android 6.0 Marshmallow, Google cũng sẽ hỗ trợ loại hình bảo mật này cho nền tảng của mình.
Thiết lập thời gian tự động khóa
Bất kể bạn đang dùng Android hay iOS, màn hình khóa sẽ được kích hoạt sau một khoảng thời gian nhất định bạn không sử dụng đến smartphone của mình (không có tác động nào vào màn hình smartphone/tablet). Khoảng thời gian này dài hay ngắn sẽ do chính người dùng thiết lập, tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng thời gian càng ngắn thì độ an toàn sẽ càng cao.
" alt=""/>4 điều nên làm với màn hình khóa Android/iOS